Những quan niệm cực kỳ sai lầm về thất bại

Sai lầm trở thành thất bại khi chúng ta tiếp tục phản ứng với chúng một cách sai lệch
1. Người ta thường nghĩ mình có thể né tránh được thất bại

Ai cũng đều phải trải qua thất bại, lạc lối và mắc sai lầm. Hơn 250 năm trước, Alexander Pope đã từng nói: “Con người ai cũng có lúc phạm sai lầm”. Thực chất, ông chỉ giải thích một câu nói quen thuộc trong thời kỳ La Mã từ 2000 năm trước. Cho đến nay, nội dung câu nói vẫn không có gì thay đổi: Là con người, ai cũng sẽ mắc phải những sai lầm.

5 quy tắc dưới đây sẽ chỉ ra chúng ta cũng như bao người khác đều không hoàn hảo

– Quy tắc 1: Bạn sẽ học được những bài học

– Quy tắc 2: Không có những sai lầm, chỉ có những bài học

– Quy tắc 3: Một bài học sẽ được lặp lại nhiều lần cho tới khi bạn học được nó

– Quy tắc 4: Nếu bạn không học những bài học dễ, chúng sẽ càng ngày càng khó hơn

– Quy tắc 5: Bạn sẽ biết mình đã học được một bài học khi hành động của bạn thay đổi

Nhà văn Norman Cousins đã đúng khi nói rằng: “Con người, về bản chất là không hoàn hảo”. Hãy thừa nhận việc bạn sẽ mắc những sai lầm.

2. Người ta thường nghĩ rằng thất bại là một sự kiện

Thất bại là một quá trình. Nếu bạn làm một bài kiểm tra dở tệ, không có nghĩa là bạn thất bại tại thời điểm đó. Điểm kém chỉ ra rằng bạn đã xao lãng suốt cả quá trình chuẩn bị cho bài kiểm tra.
Thành công không phải đích đến. Thực chất nó là một hành trình mà bạn phải trải qua. Thất bại cũng vậy. Đó không phải là nơi bạn tới, cũng không phải là một sự kiện đơn lẻ. Đó là cách bạn hành xử trong cuộc sống trong một thời gian dài. Không ai có thể kết luận rằng mình đã thất bại cho đến cuối đời. Thậm chí, đến lúc đó, con người vẫn đang tiếp tục hành trình của mình.

3. Người ta thường nghĩ rằng thất bại là yếu tố khách quan

Khi bạn mắc sai lầm, chẳng hạn như tính sai vài con số quan trọng, trễ hạn, phá vỡ thỏa thuận không quan tâm đến con cái,… điều gì sẽ xác nhận rằng hành động đó là một thất bại? Bạn nhìn vào tầm cỡ vấn đề gây ra hay số tiền mà bạn hoặc cơ quan phải tiêu tốn? Có phải thất bại là mức độ tức giận của sếp bạn hay sự chỉ trích từ các đồng nghiệp? Trên thực tế, thất bại không được xác định bằng cách đó. Chính bạn là người duy nhất có thể gán cho những gì bạn làm là thất bại. Đó là một quan điểm chủ quan. Chính thái độ và cách bạn ứng phó với những sai lầm sẽ kết luận liệu hành động của bạn có phải là thất bại hay không.

Trung bình mỗi doanh nhân trải qua 3,8 lần thất bại trước khi đạt được thành công trong sự nghiệp kinh doanh. Họ không thoái chí bởi những trở ngại, lỗi lầm hay sai sót. Bởi họ không coi những trở ngại đó là thất bại. Họ nhận ra rằng ba bước tiến và hai bước lùi bằng với một bước tiến. Và kết quả họ đã thành công.

4. Người ta nghĩ thất bại là kẻ thù

Đa số mọi người đều cố tránh xa thất bại như xa lánh bệnh dịch. Họ sợ hãi nó, tuy nhiên, nếu không vượt qua nghịch cảnh thì sẽ không bao giờ tiến tới được thành công. Huấn luyện viên bóng rổ nhà nghề Mỹ Rick Pitino, khẳng định: “Thất bại thật tuyệt vời. Tất cả những kiến thức tôi học được về nghề huấn luyện xuất phát từ sai lầm”.

Những ai coi thất bại như kẻ thù là những người miễn cưỡng tìm mọi cách để chinh phục nó. Khi quan sát bất cứ người thành công vượt trội nào, bạn sẽ phát hiện ra họ đều không coi sai lầm là kẻ thù. Điều này luôn đúng trong mỗi nỗ lực của họ.

5. Người ta thường nghĩ rằng thất bại là điều không thể đảo ngược

Người xưa có câu: “Dù bạn có đánh đổ bao nhiêu sữa cũng không quan trọng bằng việc bạn đánh mất cả con bò”. Nói cách khác, sai lầm không phải là không thể đảo ngược. Hãy thu gọn mọi thứ vào tầm nhìn của bạn. Những rắc rối nảy sinh từ việc bạn chỉ nhìn vào ly sữa tràn mà không nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn. Người nào nhìn nhận thất bại một cách đúng đắn sẽ có thể vượt qua thất bại một cách dễ dàng.

Sai lầm không khiến họ từ bỏ.

Thành công không làm họ chủ quan.

Mỗi sự kiện, dù tốt hay xấu, đều là một bước nhỏ trong hành trình cuộc sống. Nếu những điều ngớ ngẩn không xảy ra thì những điều thông tuệ cũng sẽ không xuất hiện.

6. Người ta thường nghĩ rằng thất bại là điều đáng xấu hổ

Sai lầm không phải là một vết tích vĩnh viễn. Sự thất bại cũng hữu ích không kém gì thành công trong việc khuấy động tinh thần và đẩy lùi những hãnh diện. Đó là cách chúng ta nhìn nhận về thất bại.
Khi bạn mắc sai lầm, đừng để chúng làm bạn thoái chí. Và bạn cũng đừng nghĩ rằng thất bại là một điều đáng xấu hổ. Hãy biến mỗi lần thất bại thành một bước tiến tới thành công.

7. Người ta thường nghĩ rằng thất bại là một hồi kết

Ngay cả khi trước mắt là một thất bại thê thảm, nó cũng không thể ngăn bạn đến thành công. Nếu bạn có xu hướng xem xét thành công và thất bại một cách cực đoan cũng như áp đặt vào những sự kiện đặc biệt trong cuộc sống của mình, thì hãy cố gắng đặt chúng trong một bối cảnh tươi sáng. Khi làm được điều đó, bạn sẽ thấu hiểu được triết lý của thánh Paul, rằng: “Tôi đã học được cách sống thỏa mãn trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Câu nói này thể hiện quyết tâm dù từng bị đắm tàu, bị đánh đập, bị ném đá và bị cầm tù nhưng vượt trên tất cả, đức tin của thánh Paul đã giúp ông kiên định với quan điểm của mình. Ông hiểu rằng chỉ cần làm những việc cần phải làm, dù bị người khác đánh giá là thành công hay thất bại cũng không quá quan trọng.

Cuộc sống của mỗi người được lấp đầy bởi những lỗi sai và trải nghiệm tiêu cực, nhưng hãy nhớ rằng:

– Lỗi sai trở thành sai lầm khi chúng ta lĩnh hội và phản ứng với chúng một cách sai lệch

– Sai lầm trở thành thất bại khi chúng ta tiếp tục phản ứng với chúng một cách sai lệch

Những người tiến lên từ thất bại có thể coi những lỗi sai hay hoàn cảnh tiêu cực như một phần tất yếu của cuộc sống, học hỏi từ chúng và vượt qua chúng. Họ kiên trì đến cùng để đạt được mục tiêu của cuộc đời mình.

Sự thật đáng buồn là mọi con đường dẫn tới thành công đều phải băng qua vùng đất của thất bại. Song tin tốt là bất cứ ai cũng có thể vượt qua được thất bại. Nhiều người nhầm tưởng quá trình vươn lên từ thất bại là dễ dàng. Thất bại là vấn đề của lòng kiêu hãnh. Con người không làm việc chăm chỉ bởi trong niềm kiêu hãnh của họ, họ hình dung về một thành công không cần đến sự nỗ lực. Đa số mọi người đều tin rằng vào một này nào đó, họ sẽ thức dậy và thấy rằng mình đang giàu có. Thực tế, họ đã đúng một nửa bởi họ vẫn phải thức dậy.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *