Bí quyết trả lời câu hỏi riêng tư khi phỏng vấn xin việc

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao khả năng ứng biến hơn là nội dung trả lời của bạn.
Không bao giờ có một bộ câu hỏi nhất định cho một buổi phỏng vấn bởi nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể tự dưng nghĩ ra một vấn đề bất kì và muốn biết câu trả lời từ bạn. Bạn cần phải chuẩn bị tinh thần và kỹ năng trả lời phỏng vấn thật nhạy bén để sẵn sàng cho một câu hỏi bất thình lình không liên quan như “Người nhện và người dơi đánh nhau, ai thắng ?”, hay một câu hỏi hoàn toàn riêng tư, thậm chí có phần bất lịch sự như: “Khi nào bạn có ý định giảm béo” hay “Khi nào bạn dự định có chồng ?”. Vậy làm thế nào để đối phó với những câu hỏi này một cách thông minh và tinh tế nhất?


1 – Trả lời một cách hài hước

Bạn có thể sử dụng sự hài hước để che giấu đi sự bối rối và không khí gượng gạo của buổi phỏng vấn. Đây cũng là một cách tốt để bạn lấp liếm đi sự thật không muốn nói và ngầm ra hiệu với nhà tuyển dụng bạn không muốn nói thêm về vấn đề này. Mỉm cười cũng là một cách tuyệt vời để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong mọi cuộc phỏng vấn.

2 – Khen ngược lại câu hỏi của nhà phỏng vấn

Trong trường hợp này, bạn phải sử dụng chính sự thông minh và nhạy bén của bản thân để thoát ra khỏi sự bối rối bằng cách khen ngược lại câu hỏi nhà tuyển dụng. Bạn có thể bắt đầu như: “Thật là một câu hỏi thú vị, cám ơn anh/chị đã hỏi vì tôi cũng đang đắn đo về vấn đề này” . Vì bạn đã bắt đầu bằng một lời khen, những câu chuyện phía sau sẽ dễ dàng hơn để đưa vào. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao khả năng ứng biến hơn là nội dung trả lời của bạn.

3 – Từ chối một cách lịch sự

Cho dù ý định của nhà tuyển dụng là kiểm tra độ linh hoạt hay thực sự muốn tìm hiểu về bạn thì hãy nên nhớ, bạn có quyền không trả lời những điều mà bạn thực sự không muốn. Vậy làm thế nào để từ chối lịch sự một câu hỏi mà không làm mất lòng nhà tuyển dụng và không khiến không khi buổi phỏng vấn trở nên căng thẳng ? Một trong những kinh nghiệm trả lời phỏng vấn cho bạn trong những tình thế khó xử như thế này là mỉm cười thể hiện sự thiện chí, và đưa những câu từ chối khéo léo như: “tôi rất ngại phải trả lời những câu hỏi riêng tư như thế này, anh/ chị có thể thay đổi hoặc đặt câu hỏi theo một cách khác được không ?” Nếu người phỏng vấn bạn là một người đủ tinh tế và chuyên nghiệp, họ sẽ không tiếp tục làm bạn khó xử bằng việc cố gặng hỏi đâu.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *