Làm sao biết nhà tuyển dụng có thích mình không?

Nếu nhà tuyển dụng mỉm cười thì có thể câu trả lời của bạn khiến họ thích thú và bị thuyết phục.
Bạn đang ngồi trên “ghế nóng” trong cuộc phỏng vấn và bạn cảm thấy rất hồi hộp vì những câu hỏi của nhà tuyển dụng? Thấy thái độ kỳ lạ của nhà tuyển dụng và nghĩ chắc mình trượt rồi. Tại sao các ứng viên trước được đi ra sớm và tâm trạng rất thoải mái sao mình không được như họ? Thường thì nhà tuyển dụng rất chuyên nghiệp và ít khi để lộ cảm xúc trong cuộc phỏng vấn, đôi khi thái độ của họ cốt để đánh lừa bạn. Đừng lo, một vài bí kíp sau đây sẽ giúp bạn tự tin hơn.

Thái độ xa cách nhưng kéo dài cuộc phỏng vấn


Nhiều lúc bạn đi phỏng vấn và thấy anh chị phỏng vấn bạn mặt cứ lầm lầm lì lì, rõ là khó tính đúng không? Vì nhiều khi nhà tuyển dụng phải giả vờ khó tính như vậy đó, vì họ sợ nếu ứng viên thấy mình dễ dàng, thân thiện quá thì sẽ coi thường tính nghiêm túc trong công việc. Nhà tuyển dụng có rất nhiều ứng viên và họ không có nhiều thời gian trong khi đó họ dành thời gian nhiều thời gian hơn cho bạn thì có thể bạn đã chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng rồi đó.

Hỏi những câu hỏi khó

Mục đích của một cuộc phỏng vấn là để nhà tuyển dụng hiểu thêm về con người của bạn, không phải để tra khảo bạn mặc dù đôi khi bạn cảm thấy thế. Nếu bạn thấy cuộc phỏng vấn bạn dài dằng dặc và bị hỏi những câu hỏi rất chi tiết vào cùng một vấn đề như: Các hoạt động ngoại khóa nào bạn đã tham gia khi còn là sinh viên? Tham gia từ khi nào đến khi nào? Có bao nhiêu người tham gia với bạn? Bạn thích tính cách người nào nhất trong đó? Bạn học hỏi được gì sau khi tham gia hoạt động này?,…Hãy luôn thành thật vì nhà tuyển dụng đang muốn thu được càng nhiều thông tin của bạn càng tốt để có thể định hình được tính cách và tố chất của bạn. Bạn nên cảm thấy may mắn và tận dụng thời gian này để thể hiện trung thực con người mình.

Rất tập trung vào câu trả lời của bạn

Ứng viên nộp cho một vị trí có thể lên đến hàng trăm người, nhưng người chất lượng thì chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi. Nếu bạn thấy nhà tuyển dụng rất chăm chú lắng nghe câu trả lời của bạn, người hơi hướng về phía trước bạn, đôi khi lặp lại câu trả lời và đặt câu hỏi thêm thì chứng tỏ rằng bạn đang có câu trả lời rất tốt, cứ tiếp tục cố gắng nhé.

Đặt câu hỏi kỳ lạ và cười với bạn

Nhà tuyển dụng đang có xu hướng đánh giá ứng viên tiềm năng bằng cách tạo thêm áp lực. Một trong những cách gây áp lực đó là đặt những câu hỏi rất kỳ lạ, không liên quan đến công việc hay đôi khi rất ngớ ngẩn. Ví dụ “bạn giải thích công việc này cho đứa trẻ 8 tuổi như thế nào?” “nếu phải trở thành con vật, bạn chọn con nào?” “khi còn nhỏ bạn muốn làm nghề gì?”,…Trong trường hợp này bạn nên suy nghĩ thật kỹ vì đây không phải câu hỏi đánh giá sự ứng biến mà là đánh giá tư duy, góc nhìn của bạn. Sẽ không có câu trả lời chuẩn nhất cho những câu hỏi này, cái bạn cần thể hiện là tư duy, lập luận, sự thuyết phục và chút hài hước. Nếu nhà tuyển dụng mỉm cười thì có thể câu trả lời của bạn khiến họ thích thú và bị thuyết phục.

Để bạn chờ đợi

Trong một vài trường hợp, khi bạn viết trong CV bạn là người kiên nhẫn thì có thể đây là cách nhà tuyển dụng kiểm chứng điều này. Họ cố tình để bạn đợi để đo lường mức độ nhiệt huyết và sự nghiêm túc trong công việc của bạn đến đâu, đây có phải công việc bạn sẵn sàng đánh đổi để theo đuổi hay bạn chỉ là ứng viên vãng lai? Bạn đừng nghĩ khi bạn để họ đợi bên ngoài phòng phỏng vấn có nghĩa là không có ai đang quan sát bạn, hãy luôn cảnh giác! Hoặc cuộc phỏng vấn bị gián đoạn, nếu họ có hứng thú với bạn họ sẽ để bạn đợi và quay lại với bạn sau khi giải quyết xong việc gấp kia. Nếu không họ sẽ mượn cớ đó để kết thúc cuộc phỏng vấn với bạn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *