Bước chân vào ngành PR liệu có dễ hay không?

Bởi nếu vào đây, bạn sẽ nhanh chóng bị chìm nghỉm trước vô số con người sáng tạo ngoài kia.

PR là gì?

Muốn bước chân vào ngành này trước hết cần phải hiểu PR là gì trước. PR được viết tắt từ Public Relations, được hiểu nôm na là quan hệ công chúng. Quan hệ công chúng là việc mà một cá nhân, tổ chức, hoặc doanh nghiệp chủ động thiết lập, duy trì và phát triển các phương thức giao tiếp với cộng đồng nhằm tạo ra những hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng. Từ đó tạo lên thương hiệu đáng tin cậy trên thị trượng và lượng khách hàng chung thành đáng kể cho công ty.

Các hoạt động PR không chỉ giúp là quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả mà còn là việc giúp công ty tìm hiểu và tiếp cận tới khách hàng nhanh nhất. PR ngoài ra cũng là một trong những kênh quan trọng kết nối sự nhận biết, hợp tác, và tổ chức các chiến dịch truyền thông giữa tổ chức, doanh nghiệp và công chúng. Công chúng thì có thể là bất kỳ tầng lớp xã hội nào đang sinh sống, có thể là học sinh, sinh viên, người đi làm, người hâm mộ, các cơ quan, toà soạn, báo chí, người dân sống trong một khu vực cụ thể, các nhân viên trong công ty…

Tuy nhiên, có rất nhiều người hiểu sai về PR. Một số doanh nghiệp cho rằng PR chỉ đơn giản là cách xuất hiện trên truyền hình, nêu tên công ty mình trên mặt báo mà không chú ý đến cách thức xuất hiện như thế nào để gây ấn tượng và mang lại hiệu quả. Một số tổ chức khác lại đánh đồng PR với tổ chức sự kiện hoặc tham gia tài trợ cho một chương trình nào đó, và chưa quan tâm đến yếu tố truyền thông. Một số khác chưa phân biệt rõ ràng hoạt động PR với làm quảng cáo.

Vậy muốn bước chân vào PR phải làm gì?

1 – Đăng ký các khóa học

Nếu bạn lỡ “phải lòng” chuyên ngành PR này nhưng lại đang theo học một lĩnh vực khác, đừng lo sợ sẽ không theo đuổi được đam mê của mình. Hiện nay, có rất nhiều khóa học ngắn hạn dạy cấp tốc hoặc những khóa dài hạn đào tạo cho ai muốn đi chuyên sâu về ngành này.
Nhưng tốt nhất, nếu bạn thích đi theo con đường này, hãy học tại trường đại học. Đây là môi trường tốt để bạn rèn luyện. Một tấm bằng đại học bao giờ cũng có giá trị hơn một người làm trái ngành trái nghề chỉ có tấm bằng chứng nhận hoàn thành khóa học.

2 – Xác định năng lực của mình

Tuy PR là một ngành khá thịnh hành ngày nay nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Bởi công việc PR cần những người có đầu óc sáng tạo, luôn nảy ra những suy nghĩ độc lạ đón đầu xu hướng. Nếu bạn là một người hướng nội, khép kín, ngại thử cái mới và đặc biệt là không nghiện mạng xã hội thì một lời khuyên chân thành là bạn hãy từ bỏ giấc mơ bước chân vào lĩnh vực này.
Bởi nếu vào đây, bạn sẽ nhanh chóng bị chìm nghỉm trước vô số con người sáng tạo ngoài kia.

3 – Làm việc không công

Khi mới bước chân vào ngành PR, bạn chưa có kinh nghiệm gì, bạn phải thử hết cái này cái kia, bởi PR là một ngành cần nhiều phép thử. Bạn sẽ không ngồi yên một chỗ, rập khuôn với những công thức, số má như kế toán mà phải liên tục “chạy” để tìm kiếm cái mới.
Vì vậy, trước tiên, bạn hãy thử làm PR cho một tổ chức phi lợi nhuận, một trang cộng đồng hoặc một tổ chức nhỏ, đảm bảo rủi ro không lớn.
Để bắt đầu sự nghiệp trong ngành PR là một điều rất khó khăn và nhiều rủi ro không thể lường trước. Nhưng nếu có kiến thức chuyên môn vững vàng và một cái óc sáng tạo, nhạy bén, chắc chắn bạn có thể đi lên và trụ vững trong mảng này.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *